- Đặt vấn đề
Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người toàn diện với quan điểm lấy người học làm trung tâm, các trường học cần tạo môi trường điều kiện để người học phát huy khả năng thế mạnh của bản thân, giúp sinh viên nâng cao và chia sẻ nhận thức của mình.
Trong quá trình giáo dục đào tạo tại các trường đại học hiện nay làm việc nhóm là một trong những phương pháp dạy và học tích cực được lựa chọn. Làm việc nhóm sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều kỹ năng khác như giao tiếp, hợp tác, lắng nghe từ đó sinh viên được giao lưu và mở rộng thêm nhiều cơ hội, vốn hiểu biết cho bản thân.
Sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinh viên khoa Giáo dục nói riêng cũng đã được làm quen với phương pháp học này. Làm việc nhóm trong học tập không những đem lại hiệu quả cao trong học tập mà còn phát huy vai trò chủ động tích cực của mỗi sinh viên khoa Giáo dục. Các môn học của sinh viên khoa Giáo dục hiện nay đều sử dụng và tổ chức làm việc nhóm trong học tập cho sinh viên. Tuy nhiên , không phải giờ làm việc nhóm nào cũng diễn ra và đạt hiệu quả, thu hút các thành viên trong nhóm của lớp tham gia. Nhiều thành viên còn ỷ lại, thụ động và không tích cực tham gia vào các giờ, sinh viên chưa biết cách tổ chức làm việc nhóm thế nào cho hiệu quả thậm chí còn mang tính hình thức đối phó, cho nên kết quả của hoạt động tổ chức dạy học bằng phương pháp làm việc nhóm vẫn còn những vấn đề phải phân tích, bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về thực trạng KNLVN của sinh viên Khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục và đề xuất một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
- Nội dung
- Một số vấn đề lý luận về kỹ năng làm việc nhóm
2.1.1. Kỹ năng
Đối với khái niệm kỹ năng (KN), có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về kỹ năng nhưng thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan điểm cá nhân của từng người. Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng đã đưa ra các quan niệm khác nhau về kỹ năng.
Hiểu một cách đơn giản kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. [4]
2.1.2. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm nghĩa là khả năng (năng lực ) con người làm việc cùng nhau thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình.
2.1.3. Cấu trúc kỹ năng làm việc nhóm
Cấu trúc kỹ năng làm việc nhóm theo quan niệm chúng tôi bao gồm các nhóm kỹ năng với cách thức và mục tiêu riêng nhưng đều là những kỹ năng cần thiết hầu hết cho làm việc nhóm, quá trình đó bao gồm việc hình thành dựa trên rèn luyện các kỹ năng cụ thể sau:
Kỹ năng lập kế hoạch bao gồm: thiết lập lộ trình công việc, xây dựng ý tưởng cá nhân, phân chia công việc theo khả năng, thảo luận về vấn đề, dự kiến công việc cần làm trước khi thực hiện, đưa ra quy đinh hoạt động, đưa ra kết quả dự kiến.
Kỹ năng lắng nghe: thể hiện bằng các cử chỉ phi ngôn ngữ nhiều hơn như: hướng về phía người đang nói, giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt ngườ nói, phản hồi lại bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói, hành động, ghi lại những thông tin cần thiết, chú ý đến biểu hiện của người nói, khi nghe trình bày xong bạn nhắc lại được vấn đề mà người trình bày nói.
Kỹ năng thảo luận nhóm: khi thảo luận, các thành viên cần chuẩn bị sẵn các nội dung cần thảo luận,tìm cách thuyết phục mọi người theo quan điểm mình, thay đổi quan điểm của bản thân, không đưa ra ý kiến khi thảo luận, chấp nhận các ý kiến khi trái với quan điểm mình, đưa ra các câu hỏi khi không hiểu vấn đề, đưa ra ý kiến phản hồi khi thảo luận.
Kỹ năng hợp tác trong làm việc nhóm: Các thành viên có sự tôn trọng nhau, chia sẻ công việc, học hỏi và giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia các buổi làm việc nhóm với tinh thần trách nhiệm tự nguyện, hoàn thành công việc được giao.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Vấn đề ở đây là giải quyết mâu thuẫn, quan sát, thu thập tư liệu trước khi đưa ra quyết định, thảo luận trao đổi cùng với nhóm, chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, thuyết phục đối phương, ra quyết định kịp thời.
- Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục
Để nghiên cứu thực trạng việc kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Khoa Giáo dục – Học viện quản lý giáo dục, chúng tôi đã tiến hàng khảo sát trên 150 sinh viên khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục và sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trò chuyện, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê xử lý số liệu. Để tìm hiểu thực trạng KNLVN trong học tập của sinh viên Khoa Giáo dục một cách chính xác và đầy đủ nhất, đề tài đã khảo sát về mức độ quan trọng KNLVN của sinh viên, mức độ quan tâm đến việc rèn luyện KNLVN, nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của các kỹ năng bộ phân và thành phần kỹ năng, mức độ sử dụng KNLV trong học tập của sinh viên.
2.2.1. Mức độ quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên.
Kết quả mức độ đánh giá của sinh viên về vai trò của kỹ năng làm việc nhóm trong học tập được thể hiện ở bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Mức độ quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên
STT | Mức độ quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên | Số lượng | Mức độ % |
1 | Rất quan trọng | 72 | 48 |
2 | Quan trọng | 43 | 28,7 |
3 | Bình thường | 23 | 15,3 |
4 | Không quan trọng | 12 | 8 |
ĐTB = 3,16 |
Từ kết quả bảng 1 có thể nhận thấy, có 48% sinh viên lựa chọn mức độ rất quan trọng và có 28,7% sinh viên lựa chọn mức độ quan trọng, ĐTB = 3,16 thuộc vào mức độ quan trọng. Nhìn chung khi tham gia học theo nhóm, SV đã nhận thức rõ nếu không có KN, mọi người khó có thể làm việc chung với nhau. Vì để giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm, mỗi người phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình là gì?. Nếu không, học nhóm chỉ là “hình thức”, kết quả là không hoàn thành được nhiệm vụ học tập và nhóm cũng có nguy cơ “tan rã ”.
Mức độ đánh giá tiếp theo là mức độ bình thường với số lượng sinh viên lựa chọn chiếm tỉ lệ 15,3% đứng thứ 3. Có ít sinh viên đánh giá vai trò của KNLVN ở mức độ không quan trọng chiếm tỉ lệ 8%. Điều đó cho thấy chỉ có một số ít sinh viên chưa đánh giá đúng vai trò của KNLVN, các bạn có thể chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đúng về KNLVN trong học tập.
Qua phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên, sinh viên cho rằng kỹ năng làm việc nhóm giúp các bạn được san sẻ công việc, học hỏi kiến thức nhiều hơn từ các bạn khác và nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân. Nếu làm việc độc lập một mình thì không biết là mình giỏi hay yếu, cảm thấy rất áp lực và không biết chia sẻ cùng ai, ý tưởng cũng bó hẹp. Chính vì vậy, sinh viên cần nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng cũng như những tác dụng và động cơ của KNLVN trong học tập một cách đúng đắn và lâu dài.
2.2.2 Mức độ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên.
Bảng 2: Mức độ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Khoa Giáo dục – HVQLGD
STT | Mức độ quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập | Số lượng | Tỉ lệ ( %) |
SV | SV | ||
1 | Rất quan tâm | 52 | 34,7 |
2 | Quan tâm | 61 | 40,7 |
3 | Đôi khi | 29 | 19,3 |
4 | Không quan tâm | 8 | 5,3 |
ĐTB = 2,74 |
Kết quả khảo sát ở bảng 2 ta có ĐTB = 2,74 cho thấy số sinh viên lựa chon mức độ quan tâm và rất quan tâm đến việc rèn luyện KNLVN trong học tập chiếm tỷ lệ cao. Mức độ quan tâm chiếm 40,7%, rất quan tâm chiếm 34,7% sinh viên lựa chọn. Chỉ có 19,3% sinh viên đôi khi quan tấm đến việc rèn luyện KNLVN, và 5,3% học sinh không quan tâm đến việc rèn luyện KNLVN. Qua trao đổi với sinh viên tại Khoa cho biết, trong quá trình làm việc nhóm các bạn gặp rất nhiều khó khăn không biết làm thế nào để tập hợp các thành viên tham gia, một số sinh viên ý thức và trách nhiệm còn kém,… Và sinh viên rất mong muốn được rèn luyện về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập để đạt kết quả tốt hơn chính vì vậy mức độ rất quan tâm và quan tâm đến được đánh giá cao.
Một trong các phương pháp dạy học thay đổi nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu…thì học nhóm đối với SV là điều tất yếu. Nhưng nếu học theo nhóm, mà bản thân SV lại không biết cách hòa nhập với mọi người, không biết cách trình bày ý tưởng hay không biết chấp nhận và lắng nghe người khác…thì cũng không thể phát huy tối đa vai trò chủ động tích cực của mình.
2.2.3 Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng làm việc nhóm.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn mức độ đánh giá và thực hiện của sinh viên về các nhóm kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, tôi đưa ra hệ thống gồm 5 nhóm kỹ năng cơ bản và để sinh viên tự đánh giá theo 3 mức độ biểu hiện.
Kết quả nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng làm việc nhóm được thể hiện ở bảng 3:
Bảng 3: Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng bộ phận trong kỹ năng làm việc nhóm
TT | Các kỹ năng | Mức độ cần thiết | Điểm
TB |
Thứ bậc | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||||
1 | Kỹ năng lập kế hoạch | 48 | 32 | 78 | 52 | 24 | 16 | 2,16 | 5 |
2 | Kỹ năng lắng nghe | 40 | 26,7 | 80 | 53,3 | 30 | 20 | 2,07 | 4 |
3 | Kỹ năng thảo luận | 90 | 60 | 45 | 30 | 15 | 10 | 2,5 | 2 |
4 | Kỹ năng hợp tác | 85 | 56,7 | 48 | 32 | 17 | 11,3 | 2,57 | 1 |
5 | Kỹ năng giải quyết vấn đề | 63 | 42 | 70 | 46,7 | 17 | 11,3 | 2,42 | 3 |
ĐTB = 2,22 |
Nhìn vào kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy, ĐTB của từng kỹ năng do sinh viên tự nhận thức từ 1,9 đến 2,57. ĐTB của 5 kỹ năng là 2,22. Như vậy nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng làm việc nhóm ở mức độ trung bình. Cụ thể:
Đối với kỹ năng thành phần, KN hợp tác được sinh viên nhận thức mức độ rất cần thiết cao nhất và ĐTB của KN này là 2,57 đứng vị trí thứ nhất chiếm 56,7. Hợp tác trong làm việc nhóm rất quan trọng, có vai trò gắn kết các thành viên trong nhóm gần nhau hơn, giải quyết công việc tốt hơn, thể hiện được tinh thần đoàn kết của nhóm.
Hai kỹ năng tiếp theo có ĐTB ở vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là KN thảo luận có ĐTB= 2,5 và KN giải quyết vấn đề ĐTB = 2,42. Kế đến là KN lắng nghe ĐTB= 2,07, KN lập kế hoạch = 2,16. Mức độ lựa chọn của sinh viên đối với các KN này ở mức độ trung bình. SV đã nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng thành phần nhưng còn chưa sâu sắc về vai trò của các kỹ năng này trong kỹ năng làm việc nhóm.
Phương pháp dạy học thay đổi nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Nhưng bản thân sinh viên lại đánh giá thấp vai trò của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng làm việc nhóm thì không thể thực hiện tốt trong quá trình làm việc nhóm và không đem lại hiệu quả khi thực hiện kỹ năng làm việc nhóm.
2.2.4. Mức độ đánh giá của sinh viên về sự cần thiết của các kỹ năng trong kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
Bảng 4: Mức độ đánh giá của sinh viên về sự cần thiết của các thành phần kỹ năng trong kỹ năng làm việc nhóm trong học tập.
TT | Các nhóm kỹ năng | Mức độ cần thiết | Điểm
TB |
Thứ bậc | |||||
Rất
cần thiết |
Cần thiết | Không
cần thiết |
|||||||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||||
Nhóm kỹ năng lập kế họach | |||||||||
1 | Thiết lập lộ trình công việc | 54 | 36 | 78 | 52 | 18 | 12 | 2,2 | 3 |
2 | Xây dựng ý tưởng cá nhân | 40 | 26,7 | 80 | 53,3 | 30 | 20 | 2,06 | 4 |
3 | Phân chia công việc theo khả năng | 90 | 60 | 45 | 30 | 15 | 10 | 2,5 | 1 |
4 | Thảo luận về vấn đề | 48 | 32 | 85 | 56,37 | 17 | 11,33 | 2,2 | 3 |
5 | Dự kiến công việc cần làm trước khi thực hiện | 45 | 30 | 87 | 58 | 18 | 12 | 2,24 | 2 |
6 | Đưa ra quy đinh hoạt động | 29 | 19,3 | 73 | 48,7 | 48 | 32 | 1,87 | 5 |
7 | Đưa ra kết quả dự kiến | 13 | 8,7 | 80 | 53,3 | 57 | 38 | 1,7 | 6 |
Kỹ năng lắng nghe | |||||||||
1 | Hướng về phía người đang nói | 65 | 43,3 | 66 | 44 | 19 | 12,7 | 2,30 | 1 |
2 | Giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người nói | 34 | 22,7 | 71 | 47,33 | 45 | 30 | 1,93 | 5 |
3 | Phản hồi lại bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói, hành động. | 54 | 36 | 58 | 38,7 | 38 | 25,3 | 2,10 | 2 |
4 | Ghi lại những thông tin cần thiết | 34 | 22,7 | 65 | 43,3 | 51 | 34 | 1,9 | 6 |
5 | Chú ý đến biểu hiện của người nói | 29 | 19,3 | 87 | 58 | 34 | 22,7 | 1,96 | 4 |
6 | Khi nghe trình bày xong bạn nhắc lại được vấn đề mà người trình bày nói | 24 | 16 | 98 | 65,3 | 28 | 18,7 | 1,97 | 3 |
Kỹ năng thảo luận | |||||||||
1 | Chuẩn bị sẵn những nội dung cần thảo luận | 92 | 61,3 | 46 | 30,7 | 12 | 8 | 2,53 | 1 |
2 | Tìm cách thuyết phục mọi người theo quan điểm mình | 40 | 26,7 | 57 | 38 | 53 | 35,3 | 1,91 | 7 |
3 | Thay đổi quan điểm của bản thân | 35 | 23,3 | 69 | 46 | 46 | 30,7 | 1,92 | 6 |
4 | Không đưa ra ý kiến khi thảo luận | 42 | 28 | 69 | 46 | 39 | 26 | 2,02 | 5 |
5 | Chấp nhận các ý kiến khi trái với quan điểm của mình | 45 | 30 | 78 | 52 | 27 | 18 | 2,12 | 4 |
6 | Đưa ra các câu hỏi khi không hiểu vấn đề | 74 | 49,3 | 51 | 34 | 25 | 16,7 | 2,32 | 2 |
7 | Đưa ra ý kiến phản hồi khi thảo luận | 50 | 33,3 | 78 | 52 | 22 | 14,7 | 2,19 | 3 |
Kỹ năng hợp tác trong làm việc nhóm | |||||||||
1 | Tôn trọng mọi ý kiến | 98 | 65,3 | 45 | 30 | 7 | 4,7 | 2,60 | 1 |
2 | Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn | 65 | 43,3 | 67 | 44,7 | 18 | 12 | 2,31 | 2 |
3 | Chia sẻ công việc với các thành viên | 66 | 44 | 55 | 36,7 | 29 | 19,3 | 2,25 | 3 |
4 | Trao đổi tài liệu học hỏi kinh nghiệm của mọi người | 30 | 20 | 79 | 52,7 | 41 | 27,3 | 1,92 | 6 |
5 | Tham gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm | 37 | 24,7 | 81 | 54 | 32 | 21,3 | 2,03 | 4 |
6 | Giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn | 37 | 24,7 | 77 | 51,3 | 36 | 24 | 2,0 | 5 |
Kỹ năng giải quyết vấn đề | |||||||||
1 | Giải quyết mâu thuẫn | 47 | 31,3 | 52 | 34,7 | 51 | 34 | 1,97 | 3 |
2 | Quan sát, thu thập tư liệu trước khi đưa ra quyết định | 46 | 30,7 | 50 | 33,3 | 54 | 36 | 1,95 | 4 |
3 | Thảo luận trao đổi cùng với nhóm | 45 | 30 | 68 | 45,3 | 37 | 24,7 | 2,05 | 2 |
4 | Chịu trách nhiệm trước quyết định của mình | 52 | 34,7 | 63 | 42 | 34 | 22,7 | 2,11 | 1 |
5 | Thuyết phục đối phương | 32 | 21,3 | 73 | 48,7 | 45 | 30 | 1,91 | 5 |
6 | Ra quyết định kịp thời | 23 | 15,3 | 88 | 58,7 | 39 | 26 | 1,89 | 6 |
Qua khảo sát về thực trạng mức độ đánh giá sự cần thiết của các kỹ năng của sinh viên Khoa Giáo dục, kết quả tính điểm trung bình (ĐTB) ở bảng 3 cho ta thấy mức độ đánh giá của sinh viên về sự cần thiết của các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập thể hiện cụ thể như sau:
- Kỹ năng lập kế hoạch
Đối với kỹ năng lập kế hoạch, công việc được sinh viên đánh giá cao nhất về sự cần thiết là Phân chia công việc theo khả năng có ĐTB = 2,5, tiếp theo ở bậc 2 là dự kiến các công việc cần làm trước có ĐTB = 2,39, bậc 3 là thảo luận về vấn đề và Thiết lập lộ trình công việc ĐTB = 2,2, bậc 4 là Xây dựng ý tưởng cá nhân ĐTB = 2,39, còn lại bậc 5 và bậc 6 là Đưa ra kết quả dự kiến, Đưa ra quy định hoạt động.
- Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe, sự cần thiết được đánh giá cao nhất với ĐTB = 2,30 là Hướng về người đang nói, xếp bậc 2 có ĐTB= 2,10 Phản hồi lại bằng các cử chỉ, điệu bộ, lời nói, hành động, ĐTB đồng nhất = 2,0 xếp thứ bậc 3 đó là Khi nghe trình bày xong nhắc lại vấn đề. Các biểu hiện giao tiếp bằng mắt và ghi lại thông tin được sinh viên đánh giá thấp bởi các ý kiến qua phỏng vấn cho rằng khi làm việc nhóm, các bạn ít khi thậm chí là không thực hiện. Các bạn không hay nhìn vào mắt người đối diện lâu mà quan tâm nhiều đến hành vi điệu bộ của người nói, sau đó mọi vấn đề được trao đổi trực tiếp, còn ghi lại đã có thư kí hoặc người nhóm trưởng ghi.
- Kỹ năng thảo luận
Nhóm kỹ năng thảo luận, được đánh giá cao ở nội dung Chuẩn bị sẵn nội dung cần thảo luận xếp bậc 1 với ĐTB= 2,5, xếp bậc 2 là Đưa ra các câu hỏi khi không hiểu vấn đề, xếp bậc 3 ĐTB = 2,18 đó là Đưa ra các ý kiến phản hồi bên cạnh đó Chấp nhận các ý kiến trái quan điểm của bản thân hay Không đưa ra ý kiến có ĐTB trên 2,0 xếp bậc 4, 5. Còn lại bậc 6 và 7 có ĐTB dưới 2.0. Theo các bạn sinh viên, thảo luận là tranh luận và phải có chủ đề mới có thảo luận cho nên các bạn đánh giá cao của chuẩn bị sẵn nội dung hay phản hồi và đưa ra câu hỏi còn vấn đề thay đổi bản thân hay thuyết phục người khác xếp ở bậc 6 và 7 lại nằm ở vấn đề nhận thức của từng cá nhân sau cuộc thảo luận.
- Kỹ năng hợp tác
Đối với nhóm kỹ năng hợp tác, được đánh giá cao ở thái độ làm việc nhóm biểu hiện qua xếp bậc lựa chọn. Xếp bậc 1 thể hiện ở Tôn trọng mọi ý kiến có ĐTB = 2,6, Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn xếp bậc 2 ĐTB= 2,31, Chia sẻ công việc với các thành viên ĐTB= 2,24 xếp bậc 3, Tham gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm xếp bậc 4. Còn việc tương tác với các thành viên khác như Giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn và Trao đổi tài liệu học hỏi king nghiệm của mọi người thì xếp bậc 5 và 6.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề, xếp bậc thấp nhất là Thuyết phục đối phương hay Quan sát, thu thập tài liệu trước khi quyết định xếp bậc 4 và bậc 5 ĐTB dưới 2,0. Đánh giá có ĐTB cao nhất là Chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, Thảo luận trao đổi cùng nhóm và Giải quyết mâu thuẫn ( có ĐTB từ 2,0 đến 2,12). Sinh viên cho rằng trách nhiệm chính là then chốt đảm bảo cho mỗi cá nhân nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với nhóm cũng như nhiệm vụ của bản thân.
2.2.5. Mức độ thực hiện của sinh viên về các kỹ năng trong kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
Bảng 5: Mức độ thực hiện của sinh viên về các kỹ năng bộ phận trong kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
TT | Các nhóm kỹ năng | Mức độ thực hiện | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
Thành thạo | Tương đối thành thạo | Chưa thành thạo | |||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||||
1 | Kỹ năng lập kế hoạch | 21 | 14 | 42 | 28 | 87 | 58 | 1,56 | 4 |
2 | Kỹ năng lắng nghe | 40 | 26,7 | 80 | 53,3 | 30 | 20 | 2,07 | 1 |
3 | Kỹ năng thảo luận | 15 | 10 | 45 | 30 | 90 | 60 | 1,5 | 5 |
4 | Kỹ năng hợp tác | 40 | 26,7 | 47 | 31,3 | 63 | 42 | 1,85 | 2 |
5 | Kỹ năng giải quyết vấn đề | 26 | 17,3 | 51 | 34 | 73 | 48,7 | 1,69 | 3 |
Theo kết quả khảo sát ở bảng 4, sinh viên thực hiện 5 kỹ năng thành phần chiếm tỷ lệ cao ở mức độ chưa thành thạo. Điều này này cho thấy, kỹ năng làm việc nhóm ở sinh viên chưa thực sự hiệu quả bởi việc thực hiện các thành phần kỹ năng hỗ trợ còn chưa thành thạo, lúng túng dẫn đến tình trạng kết quả làm việc không được cao.
Chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức độ chưa thành thạo là 90% có ĐTB xếp vị trí thứ 5 thấp nhất. Trong quá trình thảo luận, mọi người chỉ đưa ra ý kiến qua loa, một số sinh viên thì làm việc riêng hoặc im lặng không đưa ra bất kì ý kiến thể hiện quan điểm hay là phản hồi khi thảo luận. Dẫn đến tình trạng trì trệ công việc và không đưa ra được nhóm.
Tiếp đến là có ĐTB xếp vị trí thứ 4 đó là kỹ năng lập kế hoạch, số lượng sinh viên lựa chọn thành thạo chiếm 14% và đây là những sinh viên là cán bộ, nhóm trưởng hay tham gia các hoạt động thực hiện. Vì vậy, chiếm 58% sinh viên chưa thành thạo kỹ năng này.
Kỹ năng giải quyết vấn đề có ĐTB = 1,69, tiếp đến là KN hợp tác ĐTB = 1,85 có tỷ lệ số sinh viên thực hiện ở mức độ thành thạo bằng với KN lắng nghe là 26,7%. Tuy nhiên, số lượng sinh viên thực hiện ở mức độ chưa thành thạo của KN hợp tác lại cao hơn so với KN lắng nghe là 22%. Do đó, nếu sinh viên không được rèn luyện thường xuyên các kỹ năng này thì sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực và độc lập trong quá trình làm việc nhóm và làm cho kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên giảm sút.
2.2.6. Mức độ thực hiện của sinh viên về các thành phần kỹ năng trong kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
Bảng 6: Mức độ thực hiện của sinh viên về các thành phần kỹ năng trong
kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
TT | Các nhóm kỹ năng | Mức độ thực hiện | Điểm | Thứ bậc | |||||
Thành thạo | Tương đối thành thạo | Chưa thành thạo | |||||||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||||
Nhóm kỹ năng lập kế họach | |||||||||
1 | Thiết lập lộ trình công việc | 17 | 11,3 | 81 | 54 | 52 | 34,7 | 1,77 | 6 |
2 | Xây dựng ý tưởng cá nhân | 30 | 20 | 76 | 50,7 | 44 | 29,3 | 1,91 | 5 |
3 | Phân chia công việc theo khả năng | 36 | 24 | 89 | 59,3 | 25 | 14,7 | 2,07 | 3 |
4 | Thảo luận về vấn đề | 63 | 42 | 73 | 48,7 | 14 | 9,3 | 2,32 | 1 |
5 | Dự kiến công việc cần làm trước khi thực hiện | 41 | 27,3 | 88 | 58,7 | 21 | 14 | 2,13 | 2 |
6 | Đưa ra quy đinh hoạt động | 18 | 12 | 103 | 68,7 | 29 | 19,3 | 1,92 | 4 | |
7 | Đưa ra kết quả dự kiến | 8 | 5,33 | 121 | 80,7 | 21 | 14 | 1,91 | 5 | |
Kỹ năng lắng nghe | ||||||||||
1 | Hướng về phía người đang nói | 27 | 18 | 112 | 74,7 | 17 | 11,3 | 2,15 | 3 | |
2 | Giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người nói | 48 | 32 | 85 | 56,7 | 17 | 11,3 | 2,2 | 2 | |
3 | Phản hồi lại bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói, hành động. | 16 | 10,7 | 101 | 67,3 | 33 | 22 | 1,89 | 5 | |
4 | Ghi lại những thông tin cần thiết | 25 | 16,7 | 114 | 77 | 11 | 7,3 | 2,1 | 4 | |
5 | Chú ý đến biểu hiện của người nói | 41 | 27,3 | 52 | 34,7 | 7 | 4,7 | 1,56 | 6 | |
6 | Khi nghe trình bày xong bạn nhắc lại được vấn đề mà người trình bày nói | 71 | 47,3 | 54 | 36 | 25 | 16,7 | 2,31 | 1 | |
Kỹ năng thảo luận | ||||||||||
1 | Chuẩn bị sẵn những nội dung cần thảo luận | 70 | 46,7 | 68 | 45,3 | 12 | 8 | 2,39 | 1 | |
2 | Tìm cách thuyết phục mọi người theo quan điểm mình | 51 | 34 | 77 | 51,3 | 22 | 14,7 | 2,19 | 3 | |
3 | Thay đổi quan điểm của bản thân | 25 | 16,7 | 92 | 61,3 | 33 | 22 | 1,94 | 6 | |
4 | Không đưa ra ý kiến khi thảo luận | 23 | 15,3 | 88 | 58,7 | 39 | 26 | 1,89 | 7 | |
5 | Chấp nhận các ý kiến khi trái với quan điểm của mình | 62 | 41,3 | 60 | 40 | 28 | 18,7 | 2,22 | 2 | |
6 | Đưa ra các câu hỏi khi không hiểu vấn đề | 49 | 32,7 | 77 | 51,3 | 24 | 16 | 2,16 | 4 | |
7 | Đưa ra ý kiến phản hồi khi thảo luận | 50 | 33,3 | 73 | 48,7 | 27 | 18 | 2,15 | 5 | |
Kỹ năng hợp tác trong làm việc nhóm | ||||||||||
1 | Tôn trọng mọi ý kiến | 90 | 60 | 37 | 24,7 | 23 | 15,3 | 2,44 | 1 | |
2 | Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn | 66 | 44 | 73 | 48,7 | 11 | 7,3 | 2,36 | 2 | |
3 | Chia sẻ công việc với các thành viên | 72 | 48 | 43 | 28,7 | 35 | 23,3 | 2,24 | 3 | |
4 | Trao đổi tài liệu học hỏi kinh nghiệm của mọi người | 36 | 24 | 80 | 53,3 | 34 | 22,7 | 2,01 | 6 |
5 | Tham gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm | 53 | 35,3 | 66 | 44 | 31 | 20,7 | 2,14 | 5 |
6 | Giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn | 62 | 41,3 | 69 | 46 | 19 | 12,7 | 2,28 | 3 |
Kỹ năng giải quyết vấn đề | |||||||||
1 | Giải quyết mâu thuẫn | 60 | 40 | 68 | 45,3 | 22 | 14,7 | 2,25 | 3 |
2 | Quan sát, thu thập tư liệu trước khi đưa ra quyết định | 59 | 39,3 | 69 | 46 | 22 | 14,7 | 2,25 | 3 |
3 | Thảo luận trao đổi cùng với nhóm | 63 | 42 | 65 | 43,3 | 22 | 14,7 | 2,27 | 2 |
4 | Chịu trách nhiệm trước quyết định của mình | 81 | 54 | 43 | 28,7 | 26 | 17,3 | 2,37 | 1 |
5 | Thuyết phục đối phương | 44 | 29,3 | 81 | 54 | 25 | 16,7 | 2,13 | 5 |
6 | Ra quyết định kịp thời | 43 | 28,7 | 89 | 59,3 | 18 | 12 | 2,16 | 4 |
Kỹ năng lập kế hoạch
Thảo luận về vấn đề có ĐTB cao nhất ( ĐTB= 2,32) của thang đo mức độ thực hiện của SV về kỹ năng lập kế hoạch. Dự kiến công việc cần làm trước khi thực hiện được sinh viên đánh giá ở mức độ tương đối thành thạo cao (ĐTB= 2,13 và Phân chia theo công việc theo khả năng (ĐTB=2,07) mức độ thực hiện mới tương đối thành thạo, hay xếp bậc ở bậc 4 (ĐTB= 1,92 và bậc 5 (ĐTB=1,91) số sinh viên lựa chọn mức độ tương đối thành thạo chiếm phần lớn số lượng sinh viên. Điều này cho thấy, ngay từ bước ban đầu lập kế hoạch nhưng sinh viên vẫn còn chưa được rèn luyện và biết sắp xếp công việc đề làm việc nhóm diễn ra hiệu quả.
- Kỹ năng lắng nghe
Kết quả ở bảng 6 cho thấy mức độ thực hiện tương đối thành thạo của kỹ năng lắng nghe của sinh viên tương đối cao đối. Trong kỹ năng lắng nghe, biểu hiện được thực hiện có ĐTB cao nhất là Khi nghe trình bày xong bạn nhắc lại được vấn đề của người trình bày nói xếp bậc 1, Giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người nói, Hướng về phía người đang nói ( ĐTB từ 2,15 đến 2,31). Tiếp đến là biểu hiện Ghi lại những thông tin chỉ xếp thứ 4 (ĐTB=2,1), đây lại là biểu hiện thể hiện rõ nhất việc bạn đang lắng nghe người khác nói một cách trung thực, ghi lại những thông tin cần thiết, thể hiện ra thiết thực bằng hành động.
ĐTB nhỏ hơn 2,0 xếp bậc 5, bậc 6 có ĐTB thấp nhất trong thang đo thực hiện. Khi lắng nghe, sinh viên đã biết chú ý quan sát và phản hồi lại thể hiện sự đồng cảm nhưng nó lại không rõ ràng.
- Kỹ năng thảo luận
Bảng 6 cho kết quả thực hiện của sinh viên về kỹ năng thảo luận, nhìn chung các bạn đã biết thực hiện các bước chuẩn bị cho thảo luận và cách làm buổi thảo luận nhóm thực sự đáp ứng được nhu cầu học tập.
Chuẩn bị sẵn những nội dung cần thảo luận là biểu hiện có ĐTB cao nhất (ĐTB=2,39), cho thấy sinh viên đã biết cần chuẩn bị những câu hỏi, ý kiến trước khi diễn ra buổi thảo luận để buổi thảo luận diễn ra đúng mục tiêu. Chấp nhận các ý kiến khi trái với quan điểm của mình có ĐTB xếp thứ 2 (ĐTB=2,22), Tìm cách thuyết phục mọi người theo quan điểm mình (ĐTB=2,19) điều này cho thấy trong giao tiếp, sinh viên không còn thể hiện “ cái tôi” thấu đáo ý kiến của người khác. SV đã chấp nhận những gì trái ngược ý kiến của mình, hiểu được sự tồn tại khác biệt, biết tôn trọng và chấp nhận nó và tìm cách thuyết phục mọi người lắng nghe về ý kiến của mình.
Xếp ở bậc 4 và 5 là 2 biểu hiện Đưa ra các câu hỏi khi không hiểu vấn đề (ĐTB= 2,160. Đưa ra ý kiến phản hồi khi thảo luận ( ĐTB= 2,15) điều này cho thấy khả năng thu thập thông tin còn hạn chế, tâm thế bị động. Ở biểu hiện Thay đổi quan điểm bản thân, hay là Không đưa ra ý kiến khi thảo luận có ĐTB khá thấp nhưng mức độ được sinh viên lựa chọn nhiều là phân vân, tùy thuộc vào tình huống để đưa ra quyết định.
- Kỹ năng hợp tác trong làm việc nhóm
Nhìn vào bảng phân tích số liệu, xếp bậc 1 (ĐTB=2,44) Tôn trọng mọi ý kiến được sinh viên thực hiện ở mức độ thành thạo cao nhất. Hoàn thành công việc được giao, Chia sẻ công việc với các thành viên đều được sinh viên thực hiện ở mức độ thành thạo khá cao xếp ở bậc 2 và bậc 3, với sự lựa chọn này cho thấy sinh viên có thái độ hợp tác khá tốt khi được làm việc nhóm, Tham gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm chỉ xếp bậc 4 (ĐTB= 2,14) trên 5 thang đo nhưng bằng cách nào đó các bạn vẫn hoàn thành công việc của mình. Trao đổi tài liệu học hỏi kinh nghiệm của mọi người (ĐTB=2,01) còn hạn chế do các bạn thấy mỗi người một phần, mọi người thường tự tìm hiểu chỉ khó quá mới hỏi mọi người.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhìn vào bảng 4, ĐTB khá là thấp, cao nhất là ĐTB= 2,37 xếp bậc 1 đó là Chịu trách nhiệm trước quyết đinh của mình và đây cũng là thang đo được sinh viên thực hiện thành thạo tốt nhất. Thảo luận trao đổi cùng với nhóm có ĐTB= xếp bậc 2, sinh viên biết lựa chọn những giải pháp có lợi hay không có lợi mà giải pháp đó phục vụ lợi ích chung bên cạnh đó họ ý thức được mình là thành viên của nhóm họ phải cùng nhau làm việc để nhằm đưa ra quyết định thỏa đáng. Giải quyết mâu thuẫn, Quan sát thu thập tư liệu trước khi đưa ra quyết định có ĐTB bằng nhau ( ĐTB=2,25) xếp bậc 3. Mức độ thực hiện cả 2 giải pháp này đều xấp xỉ gần bằng nhau nhưng mức độ tương đối thành thạo vẫn cao hơn, cho thấy sinh viên khi làm việc nhóm với nhau cũng đã biết tìm ra giải pháp cho vấn đề trong học tập. Tuy nhiên sinh viên còn yếu ở 2 thang đo lựa chọn mức độ chưa thành thạo cao nhất đó là Ra quyết định kịp thời, Thuyết phục đối phương xếp ở bậc 4 và bậc 5.
2.1.4 Thực trạng mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên
Bảng 5: Mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên
STT | Mức độ sử dụng | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Rất nhiều | 73 | 49,3 |
2 | Nhiều | 58 | 38,7 |
3 | Bình thường | 14 | 9,3 |
4 | Không nhiều | 4 | 2,7 |
ĐTB= 3,32 |
Kết quả khảo sát ở bảng 5 cho thấy, có 49,3% SV chọn mức độ sử dụng rất nhiều, 38,7% chọn mức độ sử dụng nhiều. Mức độ bình thường có 14 SV chiếm 9,3%, số SV không sử dụng nhiều chiếm rát ít 2,7%.
Như vậy, số sinh viên sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở mức rất nhiều và nhiều. Với môi trường học tập ở đại học, phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng ứng xử giao tiếp, SV bắt đầu làm quen với hình thức làm việc nhóm, một trong những cách thức dạy và học phổ biến ở đại học. Làm việc nhóm là sinh viên phải trang bị cho mình một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng trao đổi thảo luận…Khi mỗi thành viên có kĩ năng làm việc nhóm sẽ trở thành động lực và không có gì là khó khăn. Với mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm cao sẽ giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng khác tốt và thành thạo hơn.
- Kết luận
Qua nghiên cứu thực tế sinh viên Khoa Giáo dục – HV QLGD bằng phiếu hỏi và phỏng vấn về thực trạng rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trong Khoa, ta thấy rằng phần lớn sinh viên Khoa Giáo dục đã nhận thấy được tầm quan trọng của KNLVN trong học tập, cũng như quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng này tuy nhiên hiệu quả của làm việc nhóm chưa cao bởi phần lớn sinh viên còn nhận thức đầy đủ vai trò của các kỹ năng thành phần và thực hiện thành thạo các kỹ năng này. Như vậy cho thấy rất cần những biện pháp để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên Khoa Giáo dục – Học viện quản lý giáo dục. Một số biện pháp để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên đó là :
+ Tăng cường các hoạt động nhóm nhằm nâng cao trình độ nhận thức, nhu cầu, thái độ cần thiết về việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập cho sinh viên.
+ Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập phù hợp với sinh viên Khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục.
+ Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng trong việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
+ Tổ chức các hoạt động theo nhóm thông qua môn học.
Việc xây dựng thiết kế được nội dung và cách thực hiện các biện pháp nói trên một cách nghiêm túc và khoa học, chúng tôi hy vọng sẽ giúp nâng cao kết quả rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên, giúp cho sinh viên đạt hiệu quả cao trong học tập cũng như phục vụ cho công việc sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Vũ Dũng( chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
- Kruchetxki V.A (1981), Những cơ sở Tâm lý học Sư phạm tập II, NXB Giáo dục.
- Tham luận của TS Lê Thị Nhã – Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông (Trường ĐH Đại Nam) trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học tại các cơ sở đào tạo ĐH ngoài công lập”.
- Huỳnh Văn Sơn(2009), Nhập môn kỹ năng sống, NXB Giáo dục
- Từ điển Triết học(1986), NXB Tiến bộ Mat – xcơ – va.
- Trần Trọng Thủy( chủ biên) (1990), Tâm lý học, NXB Giáo dục
- Viện khoa học xã hội Việt Nam, Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội-Việt Nam.
- s Nguyễn Thị Hải Yến, Bài giảng môn Kỹ năng làm việc nhóm, Học viện Quản lý gíao dục.